TIN HAY MỖI NGÀY | TIN TỨC NÓNG | TIN THỜI SỰ| TIN BÀI| TIN TỨC SEO

https://tinbai.net


Hoa tươi ế thảm hại ngày 8-3

Hoa tươi ế thảm hại ngày 8-3

Hoa tươi ế thảm hại ngày 8-3

Sau ngày 8-3, rất nhiều hoa vẫn còn tồn đọng do năm nay lượng người mua hoa làm quà tặng đã giảm đã kể. Cho dù tối ngày 8-3, các bạn sinh viên bán ra đã trẩn đường để mời gọi khẩn thiết và giảm giá nhưng khách vẫn thờ ơ

Cứ đến dịp 8/3, trước cổng trường các ĐH, CĐ ở Sài Gòn lại "mọc" lên nhiều điểm bán hoa của các bạn trẻ, đa số là sinh viên. Mặc dù hình thức kinh doanh hoa vỉa hè trong nhiều năm liên tiếp xảy ra tình trạng ế ẩm, lỗ vốn, nhưng rất nhiều nhóm sinh viên vẫn lao vào thử sức.

Vì thế đến 11h tối ngày 8/3, dọc các tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Trãi (quận 5), Lý Thái Tổ (quận 10) vẫn còn rất nhiều sinh viên đứng bán hoa tươi. Đây cũng không phải hình ảnh hiếm thấy vào mỗi dịp lễ. Từ việc ngồi trưng bày hoa, đến thời điểm này, các bạn sinh viên đã hạ giá hoa rồi tràn xuống lòng đường, tay cầm các giỏ hoa đã cắm để mời khách mua.

Nguyễn Hữu Nguyên (SV trường ĐH Sư Phạm TP. HCM) cho biết nhân dịp 8/3, cậu và nhóm bạn của mình bàn nhau gom hoa về bán với hy vọng kiếm chút tiền lãi để chi tiêu và cũng là học hỏi trong việc kinh doanh. Thế nên bắt đầu từ những ngày đầu tháng 3, Nguyên đã cẩn thận phân công các bạn mua giấy gói, dây lụa, học hỏi các phương pháp bó hoa. Đến rạng sáng 8/3, cả nhóm của Nguyên đã có mặt tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10) để lựa hoa mang ra đường Nguyễn Văn Cừ bán.

Tuy nhiên, cả ngày 8/3 cả nhóm không bán được hết 2/3 số hàng và lại bán rẻ hơn mức dự tính do lượng người tới xem hoa đông hơn người mua. Mặt khác, người bán hoa cũng ngày càng nhiều hơn. Giá chung của thị trường với hoa hồng trơn là 30.000 – 40.000/bông, hoa bó từ 100.000/bó trở lên. Theo ghi nhận, thời điểm 21h giá bán đã giảm xuống còn 10.000 -  15.000 đồng/bông và 60.000 đồng/bó.

Nhận định về tình trạng ế ẩm khi kinh doanh hoa dịp 8/3, Nguyên chia sẻ: "Ngồi cả ngày bán, mình mới biết được sự khắc nghiệt của môi trường kinh doanh. Thông thường các điểm bán hoa tại vỉa hè là nơi mà khách trẻ, sinh viên thường tập trung mua nhiều nhất. Nhưng năm nay tâm lý chung là các bạn sinh viên rủ nhau đi đâu đó chơi hoặc ăn uống chứ không còn mặn mà với hoa. Nguyên nhân nữa là nhiều người có tâm lý hoa tươi rồi cũng sẽ héo tàn phải bỏ sẽ phí tiền nên họ đã chọn những mặt hàng khác thiết thực hơn làm quà tặng".

Còn bạn Đoàn Ngọc Nga, hiện đang học tại ĐH khoa học tự nhiên (TP. HCM) nhưng rất thích kinh doanh. Sau thời gian tìm tòi, học hỏi từ bạn bè, sách vở nên nhân dịp 8/3 năm nay Nga quyết định tự tạo cho mình cơ hội thử thách đầu tiên. 

Thấy nhiều bạn sinh viên bán hoa nhiều, nên nghĩ rằng buôn hoa càng nhiều sinh lãi càng to. Trong người còn khoảng 800.000 đồng để sống đến cuối tháng, Nga tranh thủ mượn thêm bạn bè 1 triệu đồng để cho đủ vốn lớn nhập hoa về bán. Từ 0h ngày 8/3 Nga cùng người bạn cầm tiền mua mất 1,5 triệu đồng tiền hoa để kịp tới sáng còn bày bán. Nhưng vì bảo quản không tốt nên một số hoa chưa kịp bán đã dần héo khiến khách chê. 

"Sáng giờ mời gọi khàn cả tiếng nhưng chỉ có vài người mua. Nhiều người đến xem rồi lắc đầu bỏ đi vì cho rằng hoa không đẹp. Đến hơn 21h, mình và một số bạn bè đứng lên mời gọi nhưng chỉ vô vọng. Ước tính phải lỗ đến cả triệu đồng nếu không bán được hết hoa trong ngày 8/3 này. Lần đầu bán mà lỗ vậy xót xa lắm", Nga tâm sự.

Theo nhận định của nhiều người, việc kinh doanh bộc phát "5 ăn - 5 thua" này sẽ khó có thể thành công. Hoa tươi không như các mặt hàng quà tặng khác, không thể để chơi lâu được. Nếu như biết cách bảo quản và chăm sóc thì cùng lắm là được một tuần. Vì vậy thị trường hoa tươi vào mỗi dịp 8/3 luôn là nỗi khổ của nhiều sinh viên tập tành kinh doanh mặt hàng này.


Nguồn tin: tri thức trẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây