I. Phân loại bu lông theo vật liệu chế tạo
Theo vật liệu chế tạo, bu lông được chia thành 3 loại như sau:
I. Bu lông được chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim
Loại này có thể được phân thành 2 loại:
- Bu lông phải qua xử lý nhiệt: Chủ yếu là bu lông cường độ cao và bu lông cấp bền 8.8, 10.9: 12,9. Loại bu lông này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim tương đương nhau hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn, sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện xử lý đạt tới cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.
- Bu lông không qua xử lý nhiệt: Bu lông loại này được sản xuất từ các vật liệu thép có cơ tính tương đương, sau khi gia công thì bu công không cần phải qua xử lý nhiệt. Bu lông loại này chủ yếu là bu lông thường hoặc bu lông có cường độ thấp.
2. Bu lông được sản xuất từ thép không gỉ hoặc bu lông inox: Loại bu lông này có khả năng chống ăn mòn hóa học hoặc ăn mòn điện hóa từ môi trường. Người ta sử dụng các vật liệu INOX 304, INOX 316, INOX 201, INOX 304, INOX316L để sản xuất.
3. Bu lông được chế tạo từ kim loại màu, hợp kim màu: Loại bu lông này được sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù như: ngành công nghiệp điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước...
II. Phân loại bu lông theo hình thức chống bảo vệ ăn mòn
- Bu lông đen, mộc: bu lông này được sản xuất từ vật liệu thép cacbon.
- Bu lông nhuộm đen
- Bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ màu cầu vồng.
- Bu lông INOX: INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L
III. Phân loại bu lông theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công
- Bu lông thô: Loại bu lông này được chế tạo từ cáp thép tròn, đầu bu lông được dập nguội, dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Vì sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, bu lông này được dùng trong các chi tiết liên kết không quan trọng hoặc kết cấu bằng gỗ.
- Bu lông nửa tinh: Bu lông này được chế tạo tương tự như bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ nhằm loại bỏ bavia.
- Bu lông tinh: Được chế tạo từ cơ khí, có độ chính xác cao, loại bu lông này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
IV. Phân loại bu lông theo chức năng làm việc
Dựa trên chức năng làm việc thì bu lông được chia thành 2 loại:
- Bu lông liên kết: Đây là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau. Loại này được sử dụng chủ yếu cho trong kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động và các chi tiết máy cố định.
- Bu lông kết cấu: Loại này được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu cắt vừa chịu tải trọng dọc trục.
V. Phân loại bu lông theo lĩnh vực sử dụng
Bu lông được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp khác nhau:
- Bu lông sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
- Bu lông sử dụng trong công trình trên biển.
- Bu lông sử dụng trong công trình đường sắt
- Bu lông sử dụng trong ngành cơ khí, ô tô, xe máy...