Tác hại của sầu riêng

Thứ sáu - 30/05/2014 09:14
Sâu riêng là món trái cây ăn rất ngon, ít ai biết rằng sầu riêng còn có nhiều tác hại khôn lường đến cơ thể nếu như ăn quá nhiều.
Tác hại của sầu riêng
Tác hại của sầu riêng
Tác hại đầu tiên phải kể đến là gây nóng cho cơ thể. Nếu như bạn ăn quá nhiều sầu riêng nó biểu hiện rỏ ngay sau 5-6 tiếng, trong người bứt rứt, bụng đau, người chảy mồ hôi, nóng trong người... Người ăn sâu riêng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột, đi ngoài....

 Sầu riêng được bơm thuốc hóa học để chín đều: nhằm thu lợi nhuận mà không màng đến sức khỏe của người an, hầu như sầu riêng vườn khi được thu gom và đươc tiêm một loại thuốc kích thích chính. Trong một giỏ sầu riêng tất cả các trái đều chính đều... các bạn nên tránh mua những giỏ trái cây như vậy

Sầu riêng, tên khoa học là Durio zibethinus Murr, họ bông – Malvaceae, một họ thực vật lớn bao gồm nhiều dược liệu quen thuộc và có giá trị cao như sâm bố chính, đậu bắp, bông vải… Sầu riêng là trái cây đặc sản của vùng Nam Á, được mệnh danh là “vua trái cây” (king of fruits).

Nhìn từ góc độ dinh dưỡng và y dược học

 

Sầu riêng chứa nhiều đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin E hàm lượng cao, vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, carotene, kali, canxi, sắt, acid amin tryptophan…

Lưu huỳnh hữu cơ được xem là “thủ phạm” tạo nên mùi hương đặc trưng của trái cây này.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng đang là vấn đề được tranh luận: nhiều người cho rằng đây là thực phẩm cung cấp các chất béo thiên nhiên có giá trị. Trong khi những người khác lại cho rằng sầu riêng có chỉ số đường cao, nên cần phải hạn chế sử dụng.
 

Theo y học cổ truyền phương Đông, sầu riêng có tính nóng, nên làm tăng tiết mồ hôi. Để trung hòa, nên ăn kèm với măng cụt, loại trái cây có tính mát.

Cũng xuất phát từ quan niệm này mà dân gian cho rằng phụ nữ mang thai và người cao huyết áp không nên ăn sầu riêng.
 

Ở Malaysia, các phương pháp chữa bệnh từ sầu riêng được mô tả bởi Burkill và Haniff từ 1930.
 

Dịch sắc, dịch ép từ lá, rễ sầu riêng có tác dụng hạ sốt, giảm sưng, chữa bệnh ngoài da. Ngâm tắm với nước nấu từ lá sầu riêng để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da. Có thể tác dụng này là do sự hiện diện của hydroxy-tryptamin và chất dầu cay như mù tạt có trong lá.
 

Tro đốt từ vỏ trái được dùng làn thuốc cho phụ nữ sau sinh con với mục đích trục huyết ứ, điều kinh.
 

Người Java cho rằng sầu riêng có khả năng kích thích tình dục. Từ đó, họ đưa ra quy định về những gì có thể hoặc không nên làm khi ăn và sau khi ăn loại trái cây này.
 

Từ năm 1920, Công ty New York City đã đưa ra thị trường thực phẩm chức năng có tên là Dur-India, dạng viên nén kết hợp sầu riêng với tỏi và vitamin E.

Sản phẩm này được quảng cáo về khả năng cung cấp năng lượng hơn những loại thực phẩm sức khỏe khác.

Sầu riêng có phần nạc quả mềm, dễ tiêu hóa, chứa nhiều đường đơn giản (fructose, sucrose).
 

Giàu chất béo nhưng chủ yếu là chất béo đơn giản có vai trò cung cấp năng lượng nhanh chóng, vì vậy, sầu riêng là một thực phẩm bổ sung cho trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Mặc dù chứa hàm lượng chất béo tương đối cao, nhưng trong sầu riêng không có cholesterol bất lợi cho cơ thể.
 

Tác dụng bất lợi của sầu riêng
 

Ở một số địa phương Nam Á, nhân dân truyền tụng rằng khi ăn sầu riêng mà uống cà phê hoặc rượu sẽ không tốt cho tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu và hơi thở có mùi hôi.

Năm 1929, JD Gimlette đã viết trong cuốn Malay Poisons and C-harm Cures là “sầu riêng không được ăn kèm với rượu mạnh”.

Đến năm 1981, JR Croft còn viết trong “Bombacaceae: In Handbooks of the Flora of Papua New Guinea” rằng: “uống rượu ngay sau khi ăn sầu riêng sẽ gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu”.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng tính chính xác của luận điểm này và đã đưa ra những kết luận khác nhau:

Kết quả khảo sát mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Tsukuba (2009) cho thấy, nồng độ lưu huỳnh trong sầu riêng khá cao, do đó, có thể ức chế hoạt động của enzyme aldehyd dehydrogenase, làm giảm 70% khả năng thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

Nhóm nghiên cứu của John S.Maninanga, Ma.Concepcion C.Lizadab và Hiroshi Gemma thấy rằng, trong cao chiết sầu riêng có disulfiram (tetraethylthiuram disulfide), một hợp chất hữu cơ có lưu huỳnh, có khả năng ức chế aldehyde dehydrogenase (ALDH), gây ra tình trạng tích lũy acetaldehyde (của rượu) trong cơ thể.

Vì thế, khi ăn sầu riêng chung với rượu sẽ bị đầy hơi là do cơ thể không chuyển hóa được ALDH.

Đông y cho rằng sầu riêng có tính nóng (có thể làm tăng huyết áp). Dân gian cho rằng khi dùng chung sầu riêng với cơm rượu (nếp lên men) có thể đưa tới cơn đột quỵ.
 

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Đài Loan cho thấy chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) là nguyên nhân đưa đến tình trạng này.

Harmaline trong nhân hạt và trong nạc quả sầu riêng kết hợp với rượu có thể làm tăng cao huyết áp.

Sầu riêng cũng chứa nhiều tyramine, trong điều kiện bình thường tyramine được chuyển hóa nhanh chóng trong dạ dày – ruột thành Noxide.

Nhưng quá trình chuyển hóa này bị ức chế bởi harmaline khi có sự hiện diện của rượu, hậu quả là nồng độ tyramine trong máu tăng rất cao, dẫn đến tăng huyết áp, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, buồn ngủ, nôn mửa, đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn, nặng hơn là đột quỵ, xuất huyết.

Nhưng nhóm Ogle CW và Teh YF lại cho rằng không đủ bằng chứng để kết luận sầu riêng kết hợp với rượu có thể gây độc hại cho cơ thể. Họ cho rằng tình trạng đầy hơi khó tiêu chẳng qua là do bản thân sầu riêng là thực phẩm giàu năng lượng và khó tiêu hóa.

Nghiên cứu của nhóm M S.Paulsi và P.Dhasarathan (2011) cho thấy, cao chiết ethanol trái sầu riêng thể hiện tác dụng chống oxy hóa, chống viêm loét dạ dày ở liều uống 250 và 500 mg/kg thể trọng chuột cống trắng Wistar albino. Tác dụng này có thể là do sự hiện diện của các hợp chất phenolic, terpenoid và glycoside.

N.Chansiripornchai, P.Chansiripornchai, S.Pongsamart đã chứng minh polysacc-haride (PG) được chiết xuất từ vỏ trái sầu riêng (Durio zibethinus) có khả năng tăng đáp ứng miễn dịch và giảm cholesterol ở các nồng độ 0,5, 1,5 và 3% trên gà thí nghiệm.

Hạt sầu riêng chứa chất độc gây khó thở, đó là do hợp chất axit béo siklopropena c y c l o – propene, thành phần này có nhiều trong hạt chưa nấu chín.

Như vậy, sầu riêng không chỉ là một loại đặc sản “vua”, mà còn là nguồn dược liệu chống oxy hóa tiềm năng, có vai trò quan trọng trong việc phòng chống những căn bệnh liên quan đến oxy hóa của xã hội phát triển, lối sống công nghiệp hiện nay.

Tuy nhiên, dù sầu riêng là “món khoái khẩu”, cũng không nên thái quá, đặc biệt ở những người có rối loạn chuyển hóa.
 

Nguồn: Bác Sĩ

Tác giả bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
vip
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây