2- Phàn nàn về sếp.
3- Không chịu nhận lỗi. Ai rồi cũng mắc lỗi cả thôi, dù cho có cẩn thận chỉn chu tới mấy đi nữa. Nếu bạn không dám chịu trách nhiệm hoặc tệ hơn là tìm cách che đậy sai lầm của mình, sếp bạn sẽ còn giận dữ hơn nhiều so với bản chất của lỗi đó khi phát hiện ra việc bạn lừa dối họ.
4- Không chịu làm những việc không có trong mô tả công việc. Đây là cách hữu hiệu nhất để bạn khiến sếp không hài lòng với bạn. Mô tả công việc ban đầu không bao giờ có thể bao quát được công việc thực tế mà bạn phải làm, và phần lớn mọi người đi làm đều phải làm rất nhiều thứ không hề có trong mô tả công việc của mình, đó chính là điều khoản “và những yêu cầu công việc được giao khác.” Những người hay tỏ ra bất mãn “đó không phải việc của tôi” thường sẽ có tên trong danh sách cắt giảm nhân sự dù họ có làm rất tốt công việc trong mô tả của mình. Hãy thể hiện mình có giá trị với công ty hơn, chứ không phải chỉ đúng và dưới những gì bạn cam kết khi nhận việc.
5- Nổi giận ở công ty. Chuyện có lúc không vui hay bực bội vì công việc thì bình thường, nhưng một khi bạn to tiếng, đập cửa, ném đồ đạc vào đồng nghiệp thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Bạn chỉ cần nổi đoá lên như thế một lần thôi thì cũng đủ làm sụp đổ hình ảnh bạn xây dựng bấy lâu. Chẳng ai muốn làm việc với một kẻ hung hãn như thế, cả đồng nghiệp và cả sếp của bạn.
6- Nói rồi để đó. Nếu bạn không làm những việc bạn đã nói là bạn sẽ làm, từ việc nhỏ như trả lời email hay gửi tài liệu cho đến báo cáo tiến độ dự án, sếp bạn sẽ cho rằng bạn là kẻ nói lời mà chẳng giữ lấy lời.
7- Chỉ làm vừa đủ trung bình và không hơn. Làm việc vừa đủ đạt yêu cầu ngày nay là không đủ với hầu hết các công ty. Bạn cần phải thể hiện tốt hơn và đem lại các giá trị nhiều hơn cho công ty. Nếu bạn chỉ đạt tối thiểu mong đợi, sếp bạn sẽ tìm một người khác đem lại nhiều hơn bạn.
8- Quan tâm đến bạn bè ở công ty hơn là làm tốt việc của mình. Việc bạn kết bạn được với đồng nghiệp thì cũng tốt nhưng nếu bạn dành cả ngày để chuyện trò linh tinh hay để nói xấu sếp với những người bạn này thì sớm muộn bạn cũng ra đường, bạn bè cũng hết mà công việc cũng chẳng còn.
9- Nhận phản hồi theo cách tiêu cực. Nếu bạn tỏ ra khó chịu, buồn bã và bị tổn thương khi sếp bạn nhận xét về công việc của bạn, bạn đang làm khó sếp mình. Tệ hơn, sếp bạn có thể sẽ tránh đưa ra các nhận xét quan trọng bạn cần phải nghe để rút kinh nghiệm cho mình, như vậy bạn sẽ không thể sửa mình được và cũng chẳng biết đến lúc nào thì sếp hết chịu nổi bạn mà cho bạn ra đi.
10- Giấu diếm điều gì đó. Che giấu - việc công việc chưa hoàn thành, khách hàng giận dữ, chậm trễ tiến độ hay sự thật là bạn thực sự không biết dùng phần mềm đó như thế nào – là một trong những việc tệ nhất bạn có thể làm đối với sự nghiệp của mình. Nếu sếp bạn không tin rằng bạn sẽ thẳng thắn chia sẻ với anh / cô ấy những vấn đề hoặc tin xấu, bạn sẽ đánh mất niềm tin của sếp vào mình.