Sai lầm lớn nhất của chồng
Nghĩ lại kỷ niệm đã 3 năm trước vào phòng sinh với vợ tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội anh Đoàn Văn Hải trú tại Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội vẫn “rùng mình”. Anh Hải kể vợ anh sinh con đầu. Ngay từ khi mang thai hai vợ chồng đều xác định cố gắng sinh thường để con khoẻ, muốn con ra đời theo phương pháp tự nhiên. Con anh được dự kiến cân nặng khoảng 3,4 kg.
Ngày vợ lâm bồn, anh và vợ bàn kỹ kế hoạch vào trong phòng sinh. Ý định của anh được các bác sĩ ủng hộ. Anh Hải kể lúc bước vào phòng đẻ, anh tý ngã vì vợ anh đang đẻ thì cũng có những sản phụ khác vào kiểm tra độ mở tử cung. Ở tình huống đó, anh muốn ra cũng không được vì tay đang nắm chặt tay vợ. Lúc vợ đau, gồng mình để rặn, bà đỡ nhờ anh lấy hộ vài thứ anh lóng ngóng run rẩy. Trên đời, anh chưa bao giờ rơi vào tình huống đó.
Ám ảnh nhất là lúc vợ anh sinh con. Nhìn vợ đẻ, anh thực sự sợ. Đứa trẻ sinh ra không như anh tưởng tượng. Nhìn bác sĩ kêu được rồi và dơ lên đứa trẻ con người nhợt nhạt dính cả nhau và dịch sản mà anh sợ tái mặt.
Còn khu vực nhạy cảm của vợ, nó không phải nơi “anh vẫn yêu thương hàng ngày” mà đó là mớ hỗn độn máu me be bét. Cảm giác như rụng rời nhưng vì muốn đón con từ tay bác sĩ nên anh cố chờ. Dù thời tiết 20 độ C nhưng mồ hôi từ trán anh cứ chảy ròng ròng.
Sau này, về nhà mỗi lần soi vào gương hay nhìn vợ, nghĩ lại lúc vợ sinh là anh ám ảnh không thiết tha gì. Lúc vợ ở cữ, ba tháng liền anh không dám đụng vào vợ vì không tưởng tượng nổi cái chỗ ấy giờ nó thế nào.
Vợ anh giận dỗi cho rằng chồng có nhân tình ở ngoài nhưng anh Hải không biết giải thích với vợ thế nào. Anh chỉ thấy đó là “sai lầm của thằng chồng khi vào phòng đẻ với vợ”. Sau này, một vài chiến hữu hỏi lại anh chuyện vào phòng sinh thế nào. Anh nhăn mặt buông ra hai từ “ân hận”. Nỗi ân hận đó với anh Hải phải mất hai năm mới xoá bớt. Với anh, lần sau vợ sinh thì anh xin rút lui. Nếu vợ anh muốn có người nhà vào anh sẽ nhờ mẹ hoặc chị gái mình vào cùng.
Vợ đau, chồng khóc thét
Còn trường hợp của chị Lê Thị Thanh Tuyền trú tại Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội còn hài hơn. Chồng chị nhất quyết đòi vào xem vợ đẻ cùng với vợ. Chị Tuyền không đồng ý, anh cố tình lấy lý do này, lý do khác. Lúc vào phòng đẻ, anh còn nắm tay chị bảo “vợ ơi cố lên”. Lúc chị đau quá không chịu nổi vừa hét vừa khóc, anh cũng ôm mặt khóc rưng rưng. Bác sĩ cầm kéo rạch “cửa mình” của vợ, chị đau quá chưa cảm nhận được cái đau của vết rạch thì anh đã hét lên rồi ngồi phịch xuống đất kêu than.
Sau này, anh mới dám nói với vợ trong đời anh chưa bao giờ anh thấy sợ như thế dù trước đó đã được thực hành bằng cách xem các clip sinh thường trên mạng nhưng lúc vào tận nơi, chứng kiến cảnh dao kéo, bác sĩ và cơn đau điên cuồng của vợ thì anh sợ thật.
Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Hữu Trung – Phòng khám sản khoa Hoàng Gia cho biết người chồng không nên vào phòng sinh vì rất chief kinh nghiệm đúc kết từ các cặp vợ chồng vào trong phòng sinh với nhau để lại tác động mạnh mẽ nhất là lãnh cảm tình dục.
Đối với người đàn ông khi chứng kiến vợ mình sinh đẻ, đó chính là cảm hứng tình dục không còn được mạnh mẽ. Khi nhìn thấy vợ trong phòng sinh ở trạng thái lôi thôi và mệt mỏi nhất, thậm chí, chứng kiến vợ đau đớn như vậy, nhiều ông chồng đã có tâm lý sợ gần vợ.
Phần lớn nhiều người cho biết họ không còn muốn gần gũi vợ, nhất là khi nhớ tới hình ảnh vợ trong phòng sinh, điều này khiến cuộc yêu không còn được hoàn hảo hoặc đôi lúc, người chồng chỉ làm cho xong nghĩa vụ mà thôi.Vì khi người chồng sẽ tận mắt thấy toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất, làm giảm ham muốn tình dục.
Nghĩ lại kỷ niệm đã 3 năm trước vào phòng sinh với vợ tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội anh Đoàn Văn Hải trú tại Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội vẫn “rùng mình”. Anh Hải kể vợ anh sinh con đầu. Ngay từ khi mang thai hai vợ chồng đều xác định cố gắng sinh thường để con khoẻ, muốn con ra đời theo phương pháp tự nhiên. Con anh được dự kiến cân nặng khoảng 3,4 kg.
Ngày vợ lâm bồn, anh và vợ bàn kỹ kế hoạch vào trong phòng sinh. Ý định của anh được các bác sĩ ủng hộ. Anh Hải kể lúc bước vào phòng đẻ, anh tý ngã vì vợ anh đang đẻ thì cũng có những sản phụ khác vào kiểm tra độ mở tử cung. Ở tình huống đó, anh muốn ra cũng không được vì tay đang nắm chặt tay vợ. Lúc vợ đau, gồng mình để rặn, bà đỡ nhờ anh lấy hộ vài thứ anh lóng ngóng run rẩy. Trên đời, anh chưa bao giờ rơi vào tình huống đó.
Ám ảnh nhất là lúc vợ anh sinh con. Nhìn vợ đẻ, anh thực sự sợ. Đứa trẻ sinh ra không như anh tưởng tượng. Nhìn bác sĩ kêu được rồi và dơ lên đứa trẻ con người nhợt nhạt dính cả nhau và dịch sản mà anh sợ tái mặt.
Còn khu vực nhạy cảm của vợ, nó không phải nơi “anh vẫn yêu thương hàng ngày” mà đó là mớ hỗn độn máu me be bét. Cảm giác như rụng rời nhưng vì muốn đón con từ tay bác sĩ nên anh cố chờ. Dù thời tiết 20 độ C nhưng mồ hôi từ trán anh cứ chảy ròng ròng.
Sau này, về nhà mỗi lần soi vào gương hay nhìn vợ, nghĩ lại lúc vợ sinh là anh ám ảnh không thiết tha gì. Lúc vợ ở cữ, ba tháng liền anh không dám đụng vào vợ vì không tưởng tượng nổi cái chỗ ấy giờ nó thế nào.
Vợ anh giận dỗi cho rằng chồng có nhân tình ở ngoài nhưng anh Hải không biết giải thích với vợ thế nào. Anh chỉ thấy đó là “sai lầm của thằng chồng khi vào phòng đẻ với vợ”. Sau này, một vài chiến hữu hỏi lại anh chuyện vào phòng sinh thế nào. Anh nhăn mặt buông ra hai từ “ân hận”. Nỗi ân hận đó với anh Hải phải mất hai năm mới xoá bớt. Với anh, lần sau vợ sinh thì anh xin rút lui. Nếu vợ anh muốn có người nhà vào anh sẽ nhờ mẹ hoặc chị gái mình vào cùng.
Vợ đau, chồng khóc thét
Còn trường hợp của chị Lê Thị Thanh Tuyền trú tại Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội còn hài hơn. Chồng chị nhất quyết đòi vào xem vợ đẻ cùng với vợ. Chị Tuyền không đồng ý, anh cố tình lấy lý do này, lý do khác. Lúc vào phòng đẻ, anh còn nắm tay chị bảo “vợ ơi cố lên”. Lúc chị đau quá không chịu nổi vừa hét vừa khóc, anh cũng ôm mặt khóc rưng rưng. Bác sĩ cầm kéo rạch “cửa mình” của vợ, chị đau quá chưa cảm nhận được cái đau của vết rạch thì anh đã hét lên rồi ngồi phịch xuống đất kêu than.
Sau này, anh mới dám nói với vợ trong đời anh chưa bao giờ anh thấy sợ như thế dù trước đó đã được thực hành bằng cách xem các clip sinh thường trên mạng nhưng lúc vào tận nơi, chứng kiến cảnh dao kéo, bác sĩ và cơn đau điên cuồng của vợ thì anh sợ thật.
Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Hữu Trung – Phòng khám sản khoa Hoàng Gia cho biết người chồng không nên vào phòng sinh vì rất chief kinh nghiệm đúc kết từ các cặp vợ chồng vào trong phòng sinh với nhau để lại tác động mạnh mẽ nhất là lãnh cảm tình dục.
Đối với người đàn ông khi chứng kiến vợ mình sinh đẻ, đó chính là cảm hứng tình dục không còn được mạnh mẽ. Khi nhìn thấy vợ trong phòng sinh ở trạng thái lôi thôi và mệt mỏi nhất, thậm chí, chứng kiến vợ đau đớn như vậy, nhiều ông chồng đã có tâm lý sợ gần vợ.
Phần lớn nhiều người cho biết họ không còn muốn gần gũi vợ, nhất là khi nhớ tới hình ảnh vợ trong phòng sinh, điều này khiến cuộc yêu không còn được hoàn hảo hoặc đôi lúc, người chồng chỉ làm cho xong nghĩa vụ mà thôi.Vì khi người chồng sẽ tận mắt thấy toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất, làm giảm ham muốn tình dục.